Đang xử lý.....

Chuyên gia giúp giáo viên phân biệt hoạt động dạy học với hoạt động giáo dục 

Tương phản: Tăng tương phản (Tăng tương phản+) Giảm tương phản (Giảm tương phản-)
Thứ Tư, 24/02/2016, 00:00 (GMT+7) 2743

Hoạt động giáo dục nhằm giúp học sinh hình thành phẩm chất, nhân cách, giá trị và kỹ năng sống. Ảnh minh họa/internet

Hoạt động giáo dục nhằm giúp học sinh hình thành phẩm chất, nhân cách, giá trị và kỹ năng sống. Ảnh minh họa/internet

GD&TĐ -  Dưới đây là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Thoa, tiến sỹ Ngô Thị Thu Dung và tiến sỹ Trần Văn Tính (Trường Đại học Giáo dục,Đại học Quốc gia Hà Nội).

Các chuyên gia đã có những phân tích, so sánh về các thành tố giữa hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo (hoạt động giáo dục) để giáo viên cả nước có thể hình dung và hiểu hơn về sự khác nhau giữa hai hoạt động này.

Từ đó có phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục đạt hiệu quả hơn.

 

Hoạt động dạy học

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Mục đích

Nhằm chủ yếu hình thành:

Năng lực trí tuệ, kỹ năng trí tuệ

Nhằm chủ yếu hình thành:

Phẩm chất nhân cách, giá trị, kỹ năng sống

Chức năng

nhiệm vụ

Chức năng trội: Chủ yếu nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục trí tuệ

Có thế mạnh về mặt phát triển trí tuệ, nhận thức: hình thành các biểu tượng, khái niệm, định luật, lý thuyết, các kỹ năng, kỹ xảo…

Chức năng trội: Chủ yếu nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ, sức khỏe, lao động…

Có thế mạnh về mặt xúc cảm, thái độ: hình thành niềm tin, chuẩn mực, lý tưởng, động cơ, nguyên tắc hành vi, lối sống.

Đối tượng

Hệ thống khái niệm

Hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo được quy định chặt chẽ, phù hợp logic nhận thức, tuân theo một chương trình, kế hoạchdạy học nhằm đạt được một mục tiêu giáo dục xác định.

Hệ thống giá trị, chuẩn mực

Hệ thống các chuẩn mực xã hội (các định hướng giá trị về đạo đức, văn hóa, thẩm mĩ…), có tính không chắc chắn, chủ yếu dựa theo nhu cầu xã hội, nguyện vọng và hứng thú của đối tượng.

 

Lĩnh vực

Môn học/khoa học

Chủ đề, chủ điểm, nội dung giáo dục (nghĩa hẹp) đa dạng phong phú

Cơ chế hình thành

Con đường nghiên cứu khoa học, logic cao

Tác động vào cảm xúc, nhiều khi phi logic

Thời gian

Chiếm lĩnh nhanh hơn

Lâu dài hơn, bền bỉ hơn

Hình thức

Lớp/bài

Hệ thống bài lên lớp (theo thời khóa biểu), xemina, thực hành, thí nghiệm…

Nhóm/nội dung GD

Các sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội, tham quan, lao động công ích, các sinh hoạt thường nhật…

Không gian

Phòng học là chủ yếu

Ngoài lớp học thông thường, trong nhà máy, trong cuộc sống xã hội…

Phương thức:

Truyền đạt, phân tích, giảng giải…

Hình thức: chủ yếu cá nhân

Trải nghiệm, biểu diễn, chiêm nghiệm…

Hình thức: chủ yếu hoạt động tập thể

Mục đích trải nghiệm

Chủ yếu để củng cố kiến thức khoa học (tích hợp), lý luận thông qua việc giải quyết nhiệm vụ của thực tiễn

Chủ yếu để tích lũy kinh nghiệm quan hệ, hoạt động, ứng xử, giải quyết vấn đề… để thích ứng với sự đa dạng của cuộc sống luôn vận động

Kiểm tra đánh giá

Chủ yếu đánh giá các kiến thức khoa học học được đã được vận dụng như thế nào vào thực tiễn.

Thường sử dụng đánh giá định lượng

Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, thái độ thực hiện, tính trải nghiệm, cảm xúc, giá trị, niềm tin, thói quen…

Thường sử dụng đánh giá định tính.

Quản lý

Người lãnh đạo quá trình dạy học chủ yếu là giáo viên bộ môn

Quản lý theo chương trình môn học, thi cử.

Người lãnh đạo là đại diện của tập thể học sinh, đoàn thể và gia đình, của giáo viên chủ nhiệm/ giáo dục viên…

Quản lý theo chường trình hoạt động của tập thể

"Giáo viên cũng cần hiểu rằng, phương pháp dạy – học trải nghiệm chính là quá trình người dạy cùng người học thực hiện chu trình tổ chức huy động và cấu trúc lại các kinh nghiệm đã có, đã trải nghiệm trước đây của người học để tạo nên tri thức mới, giá trị mới, năng lực mới và tri thức, năng lực mới tiếp tục được kiểm chứng trong quá trình trải nghiệm thực tiễn, quá trình giải quyết nhiệm vụ tiếp theo" - các chuyên gia trao đổi.

Minh Phong (ghi)

Bình luận