Việc thực hiện tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý giáo dục và đào tạo, từng bước xây dựng và phát triển Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) điện tử, Phòng GD&ĐT điện tử, đồng thời thực hiện mô hình Trường học ứng dụng CNTT theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT, được lãnh đạo tỉnh, ngành đặc biệt quan tâm chỉ đạo, nên việc triển khai các nội dung chuyển đổi số ngành GD&ĐT theo Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 20/10/2020 của Tỉnh ủy về Chuyển đổi số tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020 – 2025 là hết sức cần thiết.
Ảnh: Khát quát 09 mục tiêu, giải pháp thực hiện chuyển đổi số tại cơ sở giáo dục
Thực hiện kế hoạch tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học và trong nghiên cứu khoa học của UBND tỉnh Bến Tre giai đoạn 2015-2020, ngành GD&ĐT đã thực hiện triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số từ những năm 2015 đạt một số thành tựu đáng kể, làm nền tảng vững chắc cho việc chuyển đổi số của ngành trong giai đoạn 2020 – 2025.
Chú trọng đến công tác chỉ đạo triển khai các nội dung Nghị quyết số 01-NQ/TU của Tỉnh ủy về lĩnh vực GD&ĐT, Sở GD&ĐT đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành Kế hoạch số 2889/KH-UNBD ngày 27 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong quản lý và trong dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021 – 2025
Trong năm 2021, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc Sở đã tổ chức triển khai, quán triệt thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2021-2022, qua việc ban hành các văn bản: Hướng dẫn số 2465/SGD&ĐT-KTQLCLGD&CNTT ngày 25 tháng 10 năm 2021 V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin và chuyển đổi số năm học 2021-2022; Quyết định số 600/QĐ-SGD&ĐT ngày 05 tháng 11 năm 2021 V/v ban hành Quy chế quản lý, sử dụng các Sổ điện tử theo dõi đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh trường phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Dự thảo Bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số các trường học trên địa bàn tỉnh Bến Tre (ban hành trong tháng 02/2022). Đặc biệt, Giám đốc Sở GD&ĐT Ban hành Quyết định số 296/QĐ-SGD&ĐT ngày 16/6/2021Về việc thành lập Tổ chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ Chuyển đổi số ngành giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2025 để quan tâm và thúc đẩy hơn công tác Chuyển đổi số.
Hiện tại, ngành GD&ĐT gặp nhiều khó khăn thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra nhưng cũng là cơ hội để ngành Giáo dục đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số.
Qua 01 năm triển khai Nghị quyết số 01-NQ/TU của Tỉnh ủy, việc thực hiện tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong ngành GD&ĐT đã đạt những kết quả đáng ghi nhận như sau:
1. Ứng dụng CNTT thực hiện chuyển đổi số trong đổi mới phương thức quản trị cơ sở giáo dục và quản lý giáo dục:
a) Thực hiện mô hình trường học ứng dụng CNTT, từng bước chuyển đổi các loại sổ giấy theo quy định thành sổ điện tử:
- Việc thực hiện hệ thống quản trị nhà trường sử dụng đồng bộ trong toàn tỉnh: có 97,19% trường phổ thông quản lý và sử dụng các sổ điện tử trên hệ thống vnEdu (Mầm non: 72,50%); 80% các trường có triển khai sổ liên lạc điện tử (vnEdu) (Mầm non: 58,75%);
- Dữ liệu sổ điện tử quản lý học sinh có thể chuyển giao giữa các cơ sở giáo dục trong tỉnh khi học sinh chuyển trường, đồng thời có thể in ra từ phần mềm, đáp ứng đúng-đủ nội dung, có xác nhận của người có thẩm quyền hoặc gắn chữ ký số;
- Công tác tuyển sinh đầu cấp bằng hình thức trực tuyến: có 85,37% trường THCS, 65,38% trường tiểu học, 70,63% trường mầm non có thực hiện tuyển sinh đầu cấp trực tuyến (nhận đơn trực tuyến hoặc chuyển học sinh lên cấp học trên bằng hình thức trực tuyến).
c) Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu ngành:
- Thực hiện chuẩn dữ liệu về trường, lớp, giáo viên, học sinh theo Quyết định số 1904/QĐ-BGDĐT ngày 04/7/2019 của Bộ GDĐT (Quy định kỹ thuật về dữ liệu của hệ thống cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông); Phối hợp VNPT xây dựng bộ dữ liệu danh mục trường, lớp, giáo viên, học sinh trên phần mềm vnEdu. 99,06% các trường phổ thông (mầm non: 94,38%) nhập dữ liệu báo cáo kịp thời trên hệ thống CSDL ngành của Bộ GDĐT; đã có 85,94% trường đồng bộ dữ liệu với CSDL từ vnEdu lên CSDL ngành của Bộ (Mầm non: 83,75).
d) Thực hiện họp, tập huấn chuyên môn trực tuyến:
Các nhà trường tổ chức tốt họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn, dự giờ, tổ chức sinh hoạt chuyên môn, đặc biệt đã thực hiện tập huấn giáo viên và triển khai dạy học bằng hình thức trực tuyến trong thời gian thực hiện phòng chống dịch bệnh Covid-19; thực hiện hiệu quả việc tổ chức hội nghị trực tuyến giữa Sở GDĐT với các Phòng GDĐT và các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh phục vụ yêu cầu công việc (có cuộc họp, hội nghị tổ chức cho hàng ngàn điểm cầu cùng lúc), vừa phục vụ việc phòng chống dịch Covid-19 vừa bảo đảm tiến độ, hiệu quả các hoạt động giáo dục.
Nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh cũng tự thực hiện, chuẩn bị cho mình phòng họp trực tuyến với đầy đủ thiết bị cần thiết; ở các trường phổ thông có 75,94% có phòng họp, hội nghị trực tuyến trang bị đầy đủ thiết bị để dự họp (mầm non: 61,88%).
đ) Triển khai cổng thông tin điện tử, thư điện tử theo quy định tại Thông tư số 37/2020/TT-BGDĐT ngày 05/10/2020 của Bộ GDĐT; có 86,88% các trường phổ thông có cổng thông tin điện tử (mầm non: 83,75%) và 64,06% triển khai sử dụng thư điện tử với tên miền edu.vn cho giáo viên (mầm non: 81,25%).
Cổng thông tin điện tử của Sở (được xây dựng từ trước năm 2010) thường xuyên cung cấp thông tin, thông báo điều hành phục vụ công tác quản lý giáo dục, truyền thông và thông tin giáo dục cho cơ sở giáo dục và cho người dân, với hàng ngàn lượt truy cập mỗi ngày và tăng gấp 3 lần vào các thời điểm công bố kết quả các kỳ thi cho phụ huynh, học sinh.
2. Ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
Các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện việc dạy học trực tuyến theo quy định tại Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/3/2021 và các hướng dẫn về chuyên môn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT, phù hợp điều kiện và yêu cầu của đơn vị vừa hỗ trợ tốt việc dạy học trực tiếp trong điều kiện học sinh có thể đến trường học trực tiếp, vừa sẵn sàng để áp dụng khi học sinh không thể đến trường do dịch Covid-19.
Các trường phổ thông có 99,06% trường tổ chức dạy học trực tuyến; trong đó khoảng 40% có sử dụng hệ thống LMS còn lại là qua các hệ thống trực tuyến, trực tiếp; 89,06% trường có xây dựng quy định và tập huán giáo viên về an toàn trong day học; 77,5% trường tổ chức các khóa bồi dương chuyên đề về kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên; 76,56% trường từng bước xây dựng kho tài nguyên dạy học với 15.859 bài giảng e-Learning (Video), 2.022.350 câu hỏi ngân hàng câu hỏi kiểm tra, 5709 (60,06%) giáo viên tham gia soạn giảng bài dạy e-Learning. Số bài dự thi Cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử của ngành Giáo dục: 50 bài; có 52,5% các trường triển khai mô hình giáo dục STEAM/STEAME.
3. Những thuận lợi, khó khăn
- Thuận lợi:
+ Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo; nhận thức được tầm quan trọng của việc đưa CNTT vào trường học của lãnh đạo ngành GDĐT; thủ trưởng các đơn vị nhà trường trong việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và dạy học tại các trường học đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt là sự chủ động tích cực tự học nâng cao trình độ ứng dụng CNTT của đội ngũ giáo viên trong toàn ngành.
+ Việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số dựa trên nền tảng những thành tựu của việc ứng dụng CNTT các năm học trước.
+ Là một trong những ngành được Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo ưu tiên thực hiện chuyển đổi số giai đoạn 2020 – 2025;
- Khó khăn:
+ Nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức về vai trò của ứng dụng CNTT chưa đúng mục tiêu yêu cầu đặt ra của ngành; tại một số đơn có vị tỷ lệ cán bộ, giáo viên lớn tuổi gặp khó khăn về kỹ năng sử dụng nên ngại ứng dụng CNTT vào công tác dạy học;
+ Chưa có biên chế chuyên trách CNTT tại tất cả các cơ sở giáo dục, chưa có cơ chế thích hợp cho đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm về công tác CNTT tại các cơ sở dẫn đến chất lượng và hiệu quả công tác chưa cao;
+ Số lượng máy vi tính phục vụ giảng dạy môn tin học còn thấp so với nhu cầu, lượng máy cũ nhiều chưa đáp ứng được nhu cầu khai thác sử dụng của giáo viên và học sinh;
+ Phần mềm ứng dụng trong quản lý đã được triển khai nhưng việc sử dụng tại một số đơn vị chưa hiệu quả do công tác quản lý chưa tốt, nhân lực thiếu và yếu.
4. Phương hướng triển khai trong thời gian tới
4.1. Các mục tiêu của ngành:
- Tổ chức triển khai hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch số 2889/KH-UBND ngày 27/5/2021 về việc “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong quản lý và trong dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2025” của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Đẩy mạnh triển khai nền tảng quản trị nhà trường, xây dựng không gian làm việc số ở tất cả các cơ sở giáo dục, thực hiện mô hình trường học ứng dụng CNTT theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành GDĐT phục vụ công tác quản lý giáo dục, báo cáo, thống kê, theo dõi, giám sát, cảnh báo, dự báo, kiểm tra và thanh tra. Thực hiện 100% trường học sử dụng phần mềm quản lý nhà trường vnEdu để sử dụng các sổ điện tử quản lý giáo viên, quản lý học sinh thay cho sổ giấy (theo đặc thù cấp học các loại sổ là khác nhau, gọi tắt là sổ điện tử); 70% trường học hoàn thành mô hình ứng dụng CNTT mức cơ bản (lớp giao tiếp, lớp dịch vụ công trực tuyến, lớp ứng dụng, CSDL, lớp hạ tầng và điều kiện đảm bảo khác); chuyển đổi 30% các quy trình công việc (quy trình thực hiện sổ điểm, học bạ, quy trình công tác thi đua; đánh giá giáo viên cuối năm; sắp Thời khóa biểu; quản lý học sinh: dạy học, nghỉ phép, hoạt động ngoài giờ, hoạt động ngoại khóa...) sang thực hiện trên môi trường mạng; 100% trường tiểu học, THCS có hỗ trợ tuyển sinh đầu cấp trực tuyến.
- Thực hiện xây dựng mô hình Sở GDĐT điện tử, Phòng GDĐT điện tử phù hợp khung kiến trúc chính quyền điện tử 2.0, kiến trúc chính phủ điện tử của Bộ GDĐT; tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của Sở GDĐT, Phòng GDĐT. Ứng dụng hoàn toàn CNTT trong tổ chức các kỳ thi tuyển sinh 10, thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp THPT; thực hiện số hóa 50% dữ liệu văn bằng chứng chỉ tốt nghiệp THPT, THCS trong 5 năm gần đây; 15% hoạt động kiểm tra của Sở GDĐT, Phòng GDĐT thực hiện trên môi trường mạng.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác trên môi trường mạng với phụ huynh, học sinh và nhà trường, cung cấp dịch vụ số cho người dân tốt hơn, cho phép mỗi người dân có thể tiếp cận nhiều hơn các dữ liệu giáo dục.
- Tiếp tục tập huấn giáo viên và chuẩn bị các điều kiện đảm bảo hạ tầng CNTT để tổ chức có hiệu quả các hình thức dạy học kết hợp trực tuyến và trực tiếp; tổ chức các hoạt động dạy-học, kiểm tra, đánh giá của năm học 2021-2022 linh hoạt, phù hợp với yêu cầu phòng chống dịch COVID-19 tại địa phương.
- Cơ bản các nhà trường đều sử dụng hệ thống LMS để tổ chức dạy học kết hợp trực tuyến và trực tiếp, tạo lập và lưu trữ kho bài dạy e-Learning, Video, ngân hàng câu hỏi, đề kiểm tra... hình thành kho học liệu dạy học của trường; lựa chọn các học liệu có chất lượng gửi về Sở GDĐT để tích hợp thành kho học liệu số toàn ngành. + 100% các trường phổ thông có triển khai công tác dạy học, kiểm tra, thi trực tuyến cho học sinh theo quy định của Bộ GDĐT và Sở GDĐT: 100% trường THCS, THPT, 50% trường tiểu học có triển khai mô hình giáo dục tích hợp khoa học – công nghệ - kỹ thuật – toán học và nghệ thuật, kinh doanh, doanh nghiệp (giáo dục STEAM/STEAME), đào tạo tiếng Anh và kỹ năng sử dụng CNTT, bảo đảm an toàn thông tin. 50% THCS, THPT có tổ chức các chuyên đề đào tạo, tập huấn hướng nghiệp để học sinh có các kỹ năng sẵn sàng cho môi trường số.
- Việc tổ chức các hoạt động ứng dụng CNTT phải bảo đảm đáp ứng các tiêu chí an toàn, an ninh thông tin; tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ, giáo viên và học sinh kỹ năng nhận biết, phòng tránh các nguy cơ mất an toàn thông tin khi sử dụng các phần mềm trực tuyến và thiết bị cá nhân như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính cá nhân.
4.2. Triển khai thực hiện 8 nội dung (15 đầu việc) phải thực hiện năm 2022:
1. Bổ sung các module, tính năng trên cơ sở hệ thống cơ sở dữ liệu giáo viên, học sinh đang sử dụng hoàn thành xây dựng hệ thống CSDL chuyên ngành GDĐT đồng bộ dữ liệu về giáo dục với Bộ GDĐT; chuẩn bị các điều kiện kết nối CSDL ngành với CSDL của tỉnh; kết nối dữ liệu đến hệ thống thông tin Trung tâm điều hành thông minh (IOC) nhằm mở rộng các số liệu thống kê, tăng hiệu quả của hệ thống IOC.
2. Xây dựng mô hình trường học ứng dụng CNTT mức cơ bản và mức nâng cao: Thực hiện 100% trường đạt mức cơ bản; 30% trường đạt mức nâng cao
Triển khai tất cả các sổ điện tử theo quy định đồng bộ trên vnEdu; kết nối dữ liệu với CSDL ngành của Sở GDĐT, của Bộ GDĐT; các sổ điện tử có thể lưu trữ lâu dài, quản lý và khai thác an toàn;
3. Mở rộng và nâng cấp hệ thống Cổng thông tin điện tử của ngành: Thực hiện mở rộng và nâng cấp hệ thống Cổng thông tin điện tử (tại địa chỉ bentre.edu.vn và Zalo OA)
4. Phát triển kho tài liệu dạy học, ngân hàng đề kiểm tra
5. Xây dựng Sở GDĐT, Phòng GDĐT điện tử:
6. Thực hiện số hóa dữ liệu văn bằng chứng chỉ tốt nghiệp THPT, THCS
7. Ứng dụng hoàn toàn CNTT trong tổ chức các kỳ thi của tỉnh
8. Triển khai các lớp tập huấn chuyên đề cho giáo viên, tập huấn giáo viên dạy học STEM/STEAM/STEAME
Sở GD&ĐT đã hoàn thành dự thảo Kế hoạch hiện đang rà soát, hoàn thiện để trình UBND tỉnh xem xét cho phép triển khai./.
(Nội dung được trính từ Báo cáo sơ kết tình hình ứng dụng CNTT thực hiện chuyển đổi số trong các hoạt động dạy học và quản lý học kỳ 1 và phương hướng học kỳ 2 năm học 2021-2022)
Phòng Khảo thí, Quản lý chất lượng giáo dục và Công nghệ thông tin